Phật Giáo
Hòa Hảo
Bị Nhà Ngô Đàn Áp Ra Sao?
Các trích
đoạn sau là từ tập biên khảo “Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc” của
tác giả Nguyễn Long Thành Nam. Từ Chương 14: PGHH Dưới Chế Độ VNCH 1956-1963. Các
dấu ba chấm (...) là cắt bớt. Độc giả có thể đọc toàn văn ở: http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-4170_5-50_6-1_17-9_14-2_15-2.
(Vài nét về tác giả: Ông Nguyễn Long tự
Thành Nam sanh năm 1922 tại Bắc Việt, từ trần 1989 ở Calfornia. Vào Nam lúc còn
trẻ, ông đã sớm trở thành một tín đồ trung kiên của Ðức Giáo chủ Phật Giáo Hòa
Hảo và đã hoạt động đấu tranh không ngừng để phụng sự Ðạo pháp và Dân tộc.
Từ
1946-1955: Tuần tự giữ nhiều chức vụ trong Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng, chủ
biên tờ báo Chiến Ðấu, tiếng nói của Quân đội Phật Giáo Hòa Hảo; Ðại diện Phật
Giáo Hòa Hảo trong Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc Gia.
1956-1963:
Lưu vong sang Cao Miên, về nước sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
1963-1975:
Giữ các chức vụ cao cấp trong Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo. Bên cạnh chức Chánh
thư ký Ban Trị sự Trung ương nhiệm kỳ IV, ông cũng phụ trách nhiều chức vụ
khác. Được chánh quyền mời tham dự Hội đồng Kinh tế Xã hội Quốc gia với chức vụ
Chủ tịch Ủy ban Canh nông.
30/04/1975-
1989: Lưu vong sang Hoa kỳ, giúp lập Văn phòng Phật Giáo Hòa Hảo Hải ngoại, lập
Việt Nam Dân Chủ Xã hội Ðảng Hải Ngoại. Cùng một số thân hữu đã nghiên cứu, xuất
bản một số tác phẩm nghiên cứu Anh ngữ về đề tài VN và Phật Giáo Hòa Hảo.
Ông
Nguyễn Long Thành Nam từ trần 28/12/1989, sau 1 cơn bạo bệnh tại California.
Ông
Nguyễn Long Thành Nam lập gia đình với bà Nguyễn Hòa An và có sáu người con.
Tất cả đều thành nhân. Bà Nguyễn Hòa An, trước kia trong thời kháng chiến, là
liên lạc viên của Ðức Huỳnh Giáo Chủ.)
CHƯƠNG 14: PGHH DƯỚI CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CÔNG
HOÀ 1956-1963
...Từ
thời điểm 1956, Phật Giáo Hòa Hảo bước vào một giai đoạn mới, gọi là “nằm im
chịu đựng”, dù không biểu lộ thái độ hay có hành động chống đối ra mặt, nhưng
rõ ràng là bất hợp tác với chế độ Ngô Đình Diệm...
...tín
đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã cảm thấy bị uy hiếp, đàn áp về tinh thần, bị miệt thị,
bị đẩy vào vị trí thất thế trong một chế độ mà họ không còn phương tiện để đối
phó...
... Nói
theo ngôn ngữ tôn giáo, đây là thời kỳ pháp nạn mà Phật Giáo Hòa Hảo phải chịu
đựng, khá lâu dài.
Phương
thức chịu đựng của Phật Giáo Hòa Hảo ở giai đoạn này là phương pháp “chân
không”, tạo ra một tình huống trống rỗng, không tổ chức, không giáo hội, không
lãnh đạo, không sinh hoạt...
... Năm
1955, để nối tiếp các hoạt động Dân Xã, ông Phan Bá Cầm và Nguyễn Bảo Toàn đứng
đơn xin hợp thức hóa Đảng trở lại, nhưng chỉ ít lâu sau đó cũng bị chánh quyền
Ngô Đình Diệm khủng bố, và phải rút vào bí mật, các lãnh tụ kẻ bị giết, người
bị đày ra Côn Đảo.
Ông
Nguyễn Bảo Toàn, Tổng Bí thơ Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, là Chủ tịch Hội đồng
Nhân dân Cách mạng thành hình ngày 28-4-1955 để cứu nguy ông Ngô Đình Diệm,
giúp ông có thế lực đối phó với Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia trong
cuộc tranh chấp gay go năm 1955. Ngay bữa xảy ra giao tranh giữa quân đội quốc
gia và quân lực Bình Xuyên, Hội đồng Nhân dân Cách mạng ra đời, với thành phần:
Nguyễn
Bảo Toàn, Chủ tịch; Hồ Hán Sơn, Phó Chủ tịch; Nhị Lang, Tổng Thơ ký; và một số
nhân vật khác.
Hội đồng
này quả đã cứu ông Ngô Đình Diệm trong một tình thế hiểm nghèo. Nhưng chỉ ít lâu
sau, Hội đồng này lại là nạn nhân bị chế độ ông Diệm khủng bố. Ba nhân vật
chính yếu của Hội đồng nói trên, thì ông Nguyễn Bảo Toàn phải lưu vong sang Mỹ,
ông Nhị Lang lưu vong sang Cao Miên, còn ông Hồ Hán Sơn ở lại bị giết trong một
trường hợp mờ ám rất đau lòng...
... ông
Toàn cũng bị mật vụ của ông Diệm bắt giam và thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao bố
cột lại quăng xuống sông, mất xác, không biết đâu mà tìm nữa...
...Một
vụ thảm sát khác đã làm cho Phật Giáo Hòa Hảo mất đi năm cán bộ cao cấp, và
cũng là một vụ điển hình rõ ràng nhứt của chánh sách tiêu diệt cán bộ Phật Giáo
Hòa Hảo bởi mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm. Tầm quan trọng của vụ thảm sát này
rất lớn, làm cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo mất hết chút cảm tình mong manh còn
sót lại đối với chế độ.
Đây là
một cuộc tấn công táo bạo vào Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, và vào cá nhân Đức Ông
Huỳnh Công Bộ thân sinh của Huỳnh Giáo Chủ. Bốn người bị giết là các cán bộ cao
cấp, cộng sự viên thân tín của Đức Ông, và được mặc nhiên xem như bộ tham mưu
của Tổ đình Phật Giáo Hòa Hảo.
Vào
khoảng giữa năm 1962, bốn cán bộ: Trần Văn Tập, Lê Hoài Nam, Huỳnh Thiện Tứ,
Huỳnh Hữu Thiện, và một người lái xe, cùng đi trên một chiếc xe nhà của Đức
Ông, từ Thánh Địa Hòa Hảo lên Saigon. Họ bị bắt đem đi mất tích.
Từ đó về
sau, không có tin tức nào của họ, cũng không biết ai bắt, vì tội gì, giam giữ
tại đâu. Trong không khí nặng nề của khủng bố, và trong màn lưới khủng khiếp
của mật vụ, các trại giam mọc thêm rất nhiều, và bí mật, cho nên các nỗ lực tìm
kiếm tung tích những người bị bắt đều vô hiệu quả.
Chỉ sau
khi chế độ nhà Ngô sụp đổ vào ngày 1-11-1963, các tin tức bưng bít trong các
trại giam, nhà tù, khám đường, và cơ sở mật vụ, được lọt ra ngoài, do chính những
người đã bị bắt giam, bị tra tấn. Nhờ phối kiểm các nguồn tin tức cá nhân này,
phía Phật Giáo Hòa Hảo mới khám phá ra được manh mối và diễn tiến sự mất tích
của chiếc xe hơi và năm người trong đó...
...Trên
bình diện pháp lý, đạo Dụ số 10 là
một văn kiện pháp lý thể hiện sự bất công tôn giáo. Theo đạo Dụ số 10, các tôn
giáo Việt Nam bị xem như hiệp hội, với quy chế sinh hoạt giới hạn của hiệp hội,
ngoại trừ Thiên Chúa Giáo. Tinh thần điều 44 miễn trừ Giáo hội Thiên Chúa Giáo,
không bị chi phối bởi Dụ số 10, và ghi rằng sẽ có “chế độ đặc biệt cho các hội
truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô”. Như thế, Thiên Chúa Giáo được xem là giáo
hội (một tôn giáo), còn các tổ chức tín ngưỡng khác ở Việt Nam chỉ là những
hiệp hội, ngang hàng với các loại hội hè tương tế...
...Trên
bình diện quyền lực, chánh sách của chế độ biệt đãi người có theo đạo Thiên
Chúa. Thí dụ điển hình là trong tổng số chín sư đoàn của quân lực Việt Nam Cộng
Hòa, thì bảy sư đoàn trưởng là tín đồ Thiên Chúa Giáo, trong số 47 tỉnh trưởng
ở Miền Nam, thì 36 vị là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Nhiều sĩ quan đã xin theo đạo
để có thêm điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đời mình.
Trên
bình diện tài Sản và phương tiện, Thiên Chúa Giáo thủ đắc những tài Sản khá
quan trọng nên có nhiều phương tiện để thiết lập các cơ sở giáo dục, đào tạo
cán bộ và truyền đạo: Các tiểu Chủng viện, đại Chủng viện, cơ sở xã hội văn
hóa, các hệ thống trường tư thục Taberd, Lasan tiểu, trung và đại học, về số
lượng cũng như phẩm chất vượt xa các tôn giáo khác.
Luật cải
cách ruộng đất ban hành năm 1957 đã có một khoản đặc biệt rằng ‘’tài Sản của
Giáo hội Công Giáo không bị chi phối bởi luật này’’, có nghĩa là: trong khi các
điền Chủ phải bị truất hữu ruộng đất để bán lại cho quốc gia dùng cấp phát cho
người cày có ruộng, thì những đất ruộng của Thiên Chúa Giáo không bị truất hữu,
vẫn là tài Sản nguyên vẹn của Giáo hội Thiên Chúa Giáo...
...Trong
một hoàn cảnh như thế, Phật Giáo Hòa Hảo suốt chín năm dưới chế độ Đệ nhất Cộng
Hòa, ở một ví trí thất thế, thiệt thòi về mọi mặt, trên các bình diện và lãnh
vực.
(Xin mời
đọc toàn văn ở: http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-4171_5-50_6-1_17-9_14-2_15-2/)
No comments:
New comments are not allowed.